Forum Thpt Hoàng Hoa Thám
Vui lòng đăng ký để có thể tham gia forum 1 cách thoải mái
Mọi chi tiết xin liên hệ Admin .
Yahoo : ncr.production
Forum Thpt Hoàng Hoa Thám
Vui lòng đăng ký để có thể tham gia forum 1 cách thoải mái
Mọi chi tiết xin liên hệ Admin .
Yahoo : ncr.production
Nghiên cứu Thực nghiệm về Điện tử - Viễn thông ở Đại học Duy Tân  Ishyn210
Nghiên cứu Thực nghiệm về Điện tử - Viễn thông ở Đại học Duy Tân
:: Quên mật khẩu? ::
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Chào mừng các bạn đến với diễn đàn
» Nếu đây là lần đầu tiên bạn tham gia diễn đàn, xin mời bạn xem phần hỏi/đáp để biết cách sử dụng diễn đàn.
» Để có thể tham gia thảo luận, các bạn phải đăng ký làm thành viên. Bấm vào đây để đăng ký.

asdas

Share|

Nghiên cứu Thực nghiệm về Điện tử - Viễn thông ở Đại học Duy Tân

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Nghiên cứu Thực nghiệm về Điện tử - Viễn thông ở Đại học Duy Tân  EmptyThu Aug 15, 2013 9:09 pm
dangki
Tước hiệuThích thú

dangki
Thích thú

Tổng số bài gửi : 16
Tham gia từ ngày : 15/08/2013

Bài gửiTiêu đề: Nghiên cứu Thực nghiệm về Điện tử - Viễn thông ở Đại học Duy Tân

Nghiên cứu Thực nghiệm về Điện tử - Viễn thông ở Đại học Duy Tân
30/10/2012 05:40
Hệ thống điện thoại mất tín hiệu, mạng Internet không truyền được dữ liệu, các đường truyền tín hiệu cảm ứng không ổn định gây khó khăn trong việc giám sát tài nguyên và năng lượng… Những điều nghe khá to tát và thuần kỹ thuật nhưng lại luôn có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến đời sống hằng ngày của mỗi chúng ta hiện nay.

Các nghiên cứu về truyền thông hợp tác và vô tuyến thông minh đang được Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển của Đại học Duy Tân xúc tiến đã bước đầu thành công trong việc tiếp cận để giải quyết các vấn đề trên khi 2 bài báo gần đây của nhóm nghiên cứu Truyền thông Đa Phương tiện (CEMC- Centre of Excellence for Multimedia Communications) được công bố trên tạp chí của Hiệp hội Kỹ sư Điện tử - Viễn thông Nhật Bản IEICE - tạp chí hàng đầu châu Á về Điện tử Viễn thông (nằm trong danh mục ISI *).

Bài báo của nhóm CEMC Đại học Duy Tân đăng trên tạp chí quốc Tế IEICE

Thành lập tháng 5.2012, nhóm CEMC - Đại học Duy Tân đã đặt lên hàng đầu sứ mạng nghiên cứu khoa học, với tham vọng phát triển trở thành mô hình nghiên cứu kiểu mẫu trong lĩnh vực khoa học máy tính, công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam.

Sau 5 tháng thành lập, cùng với nỗ lực và niềm đam mê, TS. Hà Đắc Bình, Trưởng nhóm CEMC (kiêm cán bộ Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển DTU) cùng 4 thành viên khác trong nhóm đã công bố bài báo đầu tiên “Outage Analysis for Amplify-and-Forward Relay with End-to-End Antenna Selection over Non-Identical Nakagami-m Enviroment” (Phân tích Hiệu năng Mạng chuyển tiếp AF với sự Lựa chọn ăn-ten Đầu cuối trong Môi trường Nakagami-m Không giống nhau) trên tạp chí IEICE vào tháng 10.2012.

TS. Hà Đắc Bình - Trưởng nhóm CEMC

Trước thành công ban đầu về các thông số mô phỏng cùng thuật toán chính xác để đánh giá hiệu năng chung trong mạng truyền thông của nhóm CEMC-DTU, tạp chí của Hiệp hội Kỹ sư Điện tử - Viễn thông Nhật Bản IEICE đã đồng ý tiếp tục đăng bài báo thứ 2 “Cognitive Fixed-Gain Amplify-and-Forward Relay Networks under Interference Constraints” (Phân tích Hiệu năng Mạng chuyển tiếp AF Nhận thức với Độ lợi Cố định dưới các Ảnh hưởng của Nhiễu) của nhóm vào số tháng 01.2013.

TS. Hà Đắc Bình cho biết: “Với hai công bố này, nhóm CEMC - Đại học Duy Tân đã góp phần nghiên cứu kỹ thuật mới cho mạng vô tuyến ở thế hệ tiếp theo. Hiện nay, rất nhiều vấn đề về chuyển tiếp và hợp tác trong lĩnh vực viễn thông đang được toàn thế giới nghiên cứu, chứng tỏ lĩnh vực này thực sự cần thiết để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu về giao tiếp, giám sát… của con người. Với những kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm ban đầu, các nhà quy hoạch mạng, các nhà quản lý, các nhà sản xuất thiết bị viễn thông có thể tham khảo và ứng dụng vào thực tế”.

Đáp ứng mong muốn của Ban giám hiệu nhà trường về việc xây dựng năng lực nghiên cứu Điện tử - Viễn thông, nhóm CEMC Đại học Duy Tân đang tiếp tục thực hiện các nghiên cứu về truyền thông đa phương tiện đồng thời tổ chức các báo cáo chuyên đề như “Bảo mật Thông tin ở Lớp Vật lý: Một số Giao thức Hiệu quả và Đánh giá Hiệu năng”, “Phân bố bit Tối ưu cho Luồng video P2P Đa nguồn - Đa đường trong Hệ thống VoD qua Mạng không dây dạng Lưới”,... Đặc biệt, trong tháng 01.2013, Đại học Duy Tân sẽ phối hợp cùng Hiệp hội Vô tuyến Việt Nam tổ chức Hội nghị Quốc tế về Máy tính, Quản lý và Viễn thông - hội nghị đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam với sự chủ trì và tài trợ của Hiệp hội Điện, Điện tử, Viễn thông Quốc tế IEEE - hiệp hội khoa học danh giá nhất thế giới về Điện tử - Viễn thông.

Với việc đầu tư phát triển lực lượng nghiên cứu và xây dựng một số phòng thí nghiệm trọng điểm trong thời gian qua, Đại học Duy Tân đang khao khát phát triển thành "một đại học đào tạo gắn liền với nghiên cứu thực nghiệm". Mục tiêu đạt được 20 công bố quốc tế mỗi năm trong các mảng Toán học, Vật lý, Sinh học Phân tử, Dược học, Điện tử - Viễn thông, Tin học và Xây dựng, tuy còn nhỏ bé so với các bậc đàn anh trong làng đại học Việt Nam, nhưng đã phần nào thể hiện niềm khao khát đó. Hy vọng, niềm đam mê nghiên cứu khoa học cùng khát khao sáng tạo sẽ mang lại cho những nhà khoa học Duy Tân những bước tiến mới và thành công mới trên con đường chinh phục đỉnh cao tri thức.

* Những bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học có trong danh mục ISI (Institute for Scientific Information) được giới khoa học biết đến như những công trình nghiên cứu xuất sắc, có khả năng ứng dụng vào thực tế và luôn được ngưỡng mộ, tôn vinh. Với hơn 10.000 tài liệu được lựa chọn khách quan, qua kiểm chứng của nhiều chuyên gia, ISI đã trở thành kho dữ liệu khoa học uy tín để toàn thế giới kham khảo và tìm hiểu.

Nghiên cứu Thực nghiệm về Điện tử - Viễn thông ở Đại học Duy Tân  EmptyFri Oct 27, 2017 5:53 am
metqua111
Tước hiệuV.I.P member H2T

metqua111
V.I.P member H2T

Tổng số bài gửi : 550
Tham gia từ ngày : 23/03/2013

Bài gửiTiêu đề: Re: Nghiên cứu Thực nghiệm về Điện tử - Viễn thông ở Đại học Duy Tân

Thủ khoa ngành Công nghệ Phần mềm chuẩn CMU: 24,2/30 điểm

Đạt 24,2/30 điểm trong đó có môn Toán đạt điểm gần tuyệt đối với 9,2 điểm, Nguyễn Thành Chung tự tin từ Huế xuống Đà Nẵng nhập học. Lựa chọn Đại học (ĐH) Duy Tân cho bến đỗ đại học, Thành Chung mong muốn sẽ được tiếp thu và mở rộng kiến thức về Phần mềm một cách bài bản để có thể thực hiện lập trình phần mềm, thiết kế web, thiết kế game… mà bản thân rất yêu thích. Là Thủ khoa ngành Công nghệ Phần mềm chuẩn CMU của ĐH Duy Tân, Thành Chung cũng là một trong những thí sinh đầu tiên đến trường nhập học và nhận Học bổng Toàn phần 100% Học phí toàn khóa học.

Từ kỹ sư không chuyên sửa máy tính tại nhà…

Từ khi còn nhỏ, Thành Chung đã tiếp xúc với máy tính do gia đình mở quán phục vụ nhu cầu truy cập internet và chơi game. Nhà có sẵn máy tính nhưng Thành Chung rất ít khi… di chuột bởi sở thích của cậu là đọc sách. Chỉ tới khi lớn thêm một chút, máy móc phục vụ khách cũ dần thành ra hay… dở chứng trong khi đó cả nhà không có ai giỏi máy tính, Thành Chung mới quyết định vào google tìm hiểu rồi mày mò sửa máy tính giúp ba. Cũng từ những lần chẳng biết là do may mắn hay tay nghề dần được nâng cao bởi kinh nghiệm mà Thành Chung… giải quyết ngon ơ mấy lỗi hở ram, màn hình xanh lét, sập nguồn máy tính…


Thủ khoa Nguyễn Thành Chung tại ĐH Duy Tân

Ngày qua ngày, Thành Chung mày mò tìm hiểu công nghệ, kỹ thuật để rồi khi gia đình chuyển nghề kinh doanh khác, cậu mới nhận ra niềm yêu thích thực sự của mình. Đó cũng là thời điểm, Chung tốt nghiệp Phổ thông và đứng trước ngưỡng cửa lựa chọn nghề nghiệp thực sự quan trọng của cuộc đời. Thành Chung chia sẻ: “Em biết rất rõ kiến thức em học được là rất cơ bản, lại là do học ‘mót’ nên không đầy đủ. Bởi vậy khi tìm hiểu về một số trường đào tạo Công nghệ Thông tin, em rất mừng khi biết về ĐH Duy Tân. Với việc hợp tác đào tạo cùng ĐH Carnegie Mellon (CMU) - 1 trong 4 đại học hàng đầu về Công nghệ Thông tin ở Mỹ (theo U.S. News 2017) để triển khai các chương trình chuẩn quốc tế về Công nghệ Phần mềm, Hệ thống Thông tin và An ninh Mạng, em tin rằng mình sẽ được tiếp cận với một chương trình tiên tiến quốc tế, được đào tạo một cách chuyên sâu để có thể sửa chữa phần cứng cũng như viết phần mềm, thiết kế web… vốn là niềm đam mê của em.”

… Đến mong muốn tạo ra nhiều phần mềm, game hữu ích cho giới trẻ

Không ít lần nghe mọi người than phiền về việc không kiểm soát được trẻ nhỏ vào các trang web thiếu lành mạnh hoặc quá mê mải chơi game, Thành Chung mong muốn sẽ tạo nên nhiều phần mềm với những chương trình học tập phù hợp cho từng lứa tuổi để giúp các em thích thú và tiếp thu tốt kiến thức cũng như hạn chế chơi game. “Bản thân em nghĩ chơi game không xấu vì đó là một cách giải trí để giảm stress hoặc để luyện nhanh tay nhanh mắt. Chỉ là mọi người chơi đến độ nghiện, không thể kiểm soát được thời gian, hành vi nên đã đổ tiếng… oan cho game. Em rất thích game Flappy Bird và Pokemon. Đó là những game rất thú vị giúp người chơi tập trung cao độ cũng như có thể di chuyển để giúp tuần hoàn máu, đảm bảo sức khỏe. Riêng Pokemon bị phàn nàn bởi dân tình đi bắt game một cách… vô tổ chức nên mới gây ra nhiều tai nạn. Nếu người thiết kế chỉ đặt Pokemon ở những địa điểm như công viên, khu vui chơi thì chắc chắn sẽ đảm bảo an toàn và được nhiều người yêu thích.”

Đã chính thức lên giảng đường được gần 2 tuần tại ĐH Duy Tân, Thành Chung rất vui bởi cách học ở đại học thực sự thú vị. “Không giống như khi học ở Phổ thông, các giảng viên Duy Tân đã tạo ra một môi trường học tập rất sôi động, thầy - trò cùng học tập, cùng thảo luận, cùng chia sẻ kinh nghiệm. Em cũng đã từng nghe nhiều anh chị ở nhiều trường đại học phàn nàn về việc những năm đầu chỉ học các môn đại cương, rất lâu sau mới học các kiến thức chuyên ngành dễ gây nhàm chán nhưng ngay những buổi đầu ở Duy Tân, ngoài một số môn đại cương, em đã được học các môn như Lập trình Cơ sở, Hướng nghiệp 1, Chương trình CMU… Điều này khiến em thực sự hứng thú. Hiện tại, em đang toàn tâm dành cho việc học nhằm thu nhận kiến thức một cách vững vàng nhất để tự tin khởi nghiệp trong tương lai.”
http://news.duytan.edu.vn/NewsDetail.aspx?id=3934&pid=2064&lang=vi-VN

Nghiên cứu Thực nghiệm về Điện tử - Viễn thông ở Đại học Duy Tân  EmptySat Oct 28, 2017 11:33 pm
metqua111
Tước hiệuV.I.P member H2T

metqua111
V.I.P member H2T

Tổng số bài gửi : 550
Tham gia từ ngày : 23/03/2013

Bài gửiTiêu đề: Re: Nghiên cứu Thực nghiệm về Điện tử - Viễn thông ở Đại học Duy Tân

Phấn đấu đưa ĐH Duy Tân trở thành một trong 300 trường tốt nhất Châu Á
Đà Nẵng - Sáng 15-10, Công đoàn Trường ĐH Duy Tân tổ chức Đại hội nhiệm kỳ lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2017-2020. Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành khóa mới gồm 15 người.



Mục tiêu của Công đoàn ĐH Duy Tân nhiệm kỳ 2017-2022 là đưa nhà trường trở thành một trong 300 trường tốt nhất Châu Á.
Trong nhiệm kỳ 2012-2017, Công đoàn Trường ĐH Duy Tân đã thực hiện tốt vai trò của mình, đảm bảo quyền lợi cho người lao động, góp phần xây dựng nhà trường ngày càng phát triển. Hiện nay, tổng số cán bộ, giảng viên, nhân viên cơ hữu của trường là hơn 1.000 người, trong đó số đoàn viên công đoàn là 824 người, chiếm hơn 75%, trong đó đoàn viên nữ là 446 người, chiếm 54,1%.

Nhiệm kỳ qua, được sự quan tâm của Ban lãnh đạo nhà trường, hoạt động tích cực của công đoàn trường, đời sống vật chất của cán bộ, giảng viên, nhân viên được nâng lên, trong đó, tính thu nhập bình quân đến cuối năm 2016 là khoảng 7.000 USD/người/năm. Trong nhiệm kỳ tới, Công đoàn trường tiếp tục tập hợp, đoàn kết lực lượng đoàn viên và người lao động để hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, đảm bảo quyền lợi của người lao động và góp phần đưa ĐH Duy Tân đạt danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới và trở thành một trong 300 trường ĐH tốt nhất Châu Á.

Dịp này, Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Liên đoàn lao động TP Đà Nẵng tặng Bằng khen cho 12 tập thể, cá nhân có thành tích của nhà trường.
http://cadn.com.vn/news/137_173681_pha-n-da-u-dua-dh-duy-tan-tro-tha-nh-mo-t-trong-30.aspx

Nghiên cứu Thực nghiệm về Điện tử - Viễn thông ở Đại học Duy Tân  EmptyMon Nov 27, 2017 11:15 am
metqua111
Tước hiệuV.I.P member H2T

metqua111
V.I.P member H2T

Tổng số bài gửi : 550
Tham gia từ ngày : 23/03/2013

Bài gửiTiêu đề: Re: Nghiên cứu Thực nghiệm về Điện tử - Viễn thông ở Đại học Duy Tân

Dự án "Duy trì hệ thống viễn thông trong điều kiện thiên tai" của giảng viên Đà Nẵng giành Giải thưởng Newton Việt Nam 2017
(ictdanang)-Dự án Duy trì hệ thống viễn thông trong điều kiện thiên tai (Communicating in a disaster) của hai TS là Dương Quang Trung và Võ Nguyên Sơn, được đánh giá là “hệ thống có nhiều tiềm năng ứng dụng trong việc quản lý rủi ro thiên tai, biến đổi khí hậu, cũng như trong các dịch vụ y tế điện tử”. Đây là dự án trong khuôn khổ một chương trình hợp tác có tính tổng thể đầu tiên, giữa hai Chính phủ Anh và Việt Nam, trong lĩnh vực nghiên cứu và sáng tạo.
Đề tài của TS Dương Quang Trung – Trường Khoa Khoa học Máy tính và Kỹ thuật điện - điện tử (Đại học Queen’s Belfast, Vương quốc Anh); đồng thời là Giảng viên cơ hữu của và TS Võ Nguyên Sơn – Giảng viên Khoa Kỹ thuật điện - điện tử, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Khoa học và Ứng dụng cơ bản (Đại học Duy Tân tại TP Hồ Chí Minh), đã xuất sắc giành giải thưởng Newton trị giá 200.000 bảng Anh của Quỹ Newton Việt Nam 2017.



Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Quốc Khánh (đầu tiên bên trái ảnh) và Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam, Ngài Giles Lever (bìa phải) trao giải thưởng và tặng hoa chúc mừng TS Võ Nguyên Sơn (thứ hai từ trái qua) và TS Dương Quang Trung (thứ hai từ phải qua).
Với mục tiêu “Duy trì hệ thống viễn thông trong điều kiện thiên tai (Communicating in a disaster)", các tác giả đã đưa ra ý tưởng khai phá, thiết lập “một hệ thống vô tuyến không đồng nhất tích hợp-IHWS” với mong muốn sẽ giải quyết hàng loạt vấn đề trong kiểm soát tốt các ảnh hưởng do thiên tai, biến đổi khí hậu, hay do ô nhiễm.
-Ảnh: Ban Truyền thông Hội đồng Anh tại Việt Nam

Hôm nay, 16/11, tại trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã chính thức diễn ra Lễ trao giải Newton Việt Nam 2017 với sự tham dự Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam, Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đại diện các trường đại học, viện nghiên cứu và các nhà khoa học Việt Nam đã và đang thụ hưởng hoặc quan tâm tìm hiểu về chương trình Newton Việt Nam.

Dự án Duy trì hệ thống viễn thông trong điều kiện thiên tai (Communicating in a disaster) của hai TS là Dương Quang Trung và Võ Nguyên Sơn, được đánh giá là “hệ thống có nhiều tiềm năng ứng dụng trong việc quản lý rủi ro thiên tai, biến đổi khí hậu, cũng như trong các dịch vụ y tế điện tử”. Đây là dự án trong khuôn khổ một chương trình hợp tác có tính tổng thể đầu tiên, giữa hai Chính phủ Anh và Việt Nam, trong lĩnh vực nghiên cứu và sáng tạo.

Dự án đã tập trung giải quyết yêu cầu về duy trì các kênh truyền thông tin trong những điều kiện bất lợi của Việt Nam, cũng là 1 trong 5 dự án được chọn đi đến vòng chung khảo cuối cùng của Giải thưởng Newton,.

Theo thống kê, kể từ 2005 đến 2014, Việt Nam đã chịu ảnh hưởng của 649 đợt thiên tai với gần 10.000 thương vong và 1.5 triệu ngôi nhà bị tàn phá, đặc biệt ở những khu vực nông thôn.

Bên cạnh đó, tại nhiều đô thị phát triển nhanh và năng động, các dịch vụ, nền công nghiệp nặng và hệ thống giao thông liên tục được xây dựng, nâng cấp và mở rộng, khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường (như nồng độ bụi, nhiệt độ, tiếng ồn, khí thải,...) đang ở mức báo động.

Mặc dù Việt Nam rất nỗ lực trong việc giảm thiểu ảnh hưởng của thiên tai (như lũ lụt, sạt lở đất, bão, hạn hán) và hạn chế ô nhiễm, song các giải pháp khoa học kỹ thuật vẫn chưa được nghiên cứu và triển khai hiệu quả.


TS Võ Nguyên Sơn bên cạnh áp-phích giới thiệu đề tài “Xây dựng nền tảng phát triển bền vững: “Xã hội kết nối” cho thành phố của tương lai".
-Ảnh: Ban Truyền thông Hội đồng Anh tại Việt Nam

Dự án đạt giải Newton 2017 đã thiết kế một hệ thống vô tuyến không đồng nhất tích hợp (IHWS - Integrated Heterogeneous Wireless System) với tính bền vững cao, nhằm đáp ứng các yêu cầu về kênh truyền thông trong điều kiện thiên tai, ngay cả khi mạng viễn thông hiện có bị phá hủy, nguồn cung cấp năng lượng bị hỏng, cạn kiệt, và mạng bị tắc nghẽn.

Hệ thống cũng hỗ trợ tính năng cảnh báo sớm thiên tai bằng cách phát hiện sớm mực nước, độ chấn động, và tốc độ gió ở những nơi thường xảy ra thiên tai. Đối với các thành phố lớn, hệ thống có khả năng phát hiện sự gia tăng đột biến về nồng độ bụi, nhiệt độ, độ ồn, và mức khí thải (CO2) để có những giải pháp kịp thời nhằm hạn chế sự ảnh hưởng tiêu cực của quá trình đô thị hóa.

“Chúng tôi đã tận dụng các công nghệ và cơ sở hạ tầng mạng viễn thông không dây hiện có, nhằm đảm bảo yêu cầu kết nối trong điều kiện thiên tai tại Việt Nam. Đây chính là những thời điểm mà cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Ngoài ra, với một cơ sở hạ tầng lạc hậu, kinh tế chậm phát triển ở khu vực nông thôn; cũng như, mức tiêu thụ năng lượng cao, mức độ ô nhiễm đáng báo động do quá trình đô thị hóa nhanh chóng ở khu vực thành thị,... giải pháp này có tính năng cảnh báo sớm để giới quản lý có giải pháp thích hợp, không để ảnh hưởng xấu đến chất lượng sống của người dân” - TS. Dương Quang Trung– đồng tác giả dự án đạt giải chia sẻ.

TS Dương Quang Trung – Trường Khoa học Máy tính và Kỹ thuật điện - điện tử (Đại học Queen’s Belfast, Vương quốc Anh).
Ảnh: T.Ngọc.

Ban Truyền thông Hội đồng Anh cho biết, các công ty viễn thông hàng đầu Việt Nam cũng nhanh chóng chia sẻ những quan tâm, làm sao để sớm đưa kết quả nghiên cứu của dự án nói trên vào thực tế của Việt Nam ?.

Giải thưởng Newton là sáng kiến của Chính phủ Anh nhằm tôn vinh những dự án và hoạt động xuất sắc, có đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi xã hội tại các quốc gia đối tác của Quỹ Newton. Năm 2017, Việt Nam là 1 trong 4 quốc gia đối tác tham gia vào đợt tuyển chọn đầu tiên của giải thưởng.

Trước khi tiến hành các nghi thức trao Giải thưởng Newton, cũng tại đã diễn ra Lễ kỷ niệm tròn 3 năm chương trình hợp tác khoa học và đổi mới sáng tạo của hai chính phủ Việt Nam – Vương quốc Anh.

Sau hơn 3 năm hoạt động, Chương trình Newton Việt Nam (thuộc Chương trình Kết nối các Tổ chức Nghiên cứu (Institutional Links) do Hội đồng Anh phụ trách, đã thật sự là cầu nối hiệu quả, đưa các Nhà khoa học của quốc gia đến gần nhau hơn, chia sẻ được cơ sở vật chất, chia sẻ được nhiều kiến thức, kinh nghiệm. Đặc biệt, đã góp phần giải quyết những vấn đề kinh tế xã hội rất thiết thực tại Việt Nam.
http://www.ictdanang.vn/chi-tiet?articleId=33398

Nghiên cứu Thực nghiệm về Điện tử - Viễn thông ở Đại học Duy Tân  EmptyThu Dec 21, 2017 3:16 am
metqua111
Tước hiệuV.I.P member H2T

metqua111
V.I.P member H2T

Tổng số bài gửi : 550
Tham gia từ ngày : 23/03/2013

Bài gửiTiêu đề: Re: Nghiên cứu Thực nghiệm về Điện tử - Viễn thông ở Đại học Duy Tân

Khai giảng chương trình đào tạo thạc sĩ ngành điều dưỡng
GD&TĐ - Trường ĐH Duy Tân đã khai giảng chương trình đào tạo thạc sĩ điều dưỡng quốc tế của ĐH Fooyin (Đài Loan) tại ĐH Duy Tân với 30 học viên khóa đầu tiên.
Từ năm 2009, ĐH Duy Tân đã được Bộ GD&ĐT và Bộ Y tế cho phép đào tạo ngành Cử nhân Điều dưỡng thuộc Khoa Y Dược. Đến tháng 11/2013, Khoa Điều dưỡng được tách từ Khoa Y và triển khai đào tạo ngành Điều dưỡng Đa khoa. Đến nay, ngành Điều dưỡng của ĐH Duy Tân đã cung cấp hơn 1.000 cử nhân Điều dưỡng Đa khoa chính quy cho thị trường lao động. Nhiều người trong số đó đó hiện đang công tác tại các bệnh viện lớn, một số còn được tuyển chọn sang đào tạo và làm việc tại Cộng hòa Liên bang Đức và Nhật Bản.

ĐH Duy Tân đã hợp tác với Đại học Illinois ở Chicago để tham khảo chương trình đào tạo và mời các y tá giàu kinh nghiệm đến từ châu Âu sang thỉnh giảng.

Tháng 6/2017, Khoa đã ký kết hợp tác đào tạo và phát triển nhân lực với Tập đoàn Phúc lợi Xã hội SEIREI và Hội đồng Quốc gia Người cao tuổi Khiếm thị Nhật Bản, tạo cơ hội cho sinh viên Điều dưỡng Duy Tân được đào tạo, thực tập và làm việc trong ngành Y tế tại Nhật Bản...

Khóa đào tạo thạc sĩ ngành điều dưỡng tại trường ĐH Duy Tân do ĐH Fooyin Đài Loan hợp tác giảng dạy và cấp bằng với sự chấp thuận của 2 Bộ GD&ĐT Đài Loan và Việt Nam. Đại học Fooyin, được sáng lập bởi Tiến sĩ Chang Peng Tu năm 1958, nổi tiếng trong nước và quốc tế. Fooyin – là trường đại học tư thục công nghệ điều dưỡng đầu tiên và trường đại học tư thục công nghệ duy nhất điều hành một bệnh viện giảng dạy ở Đài Loan.

Hà Nguyên
http://giaoducthoidai.vn/giao-duc/khai-giang-chuong-trinh-dao-tao-thac-si-nganh-dieu-duong-3909096-c.html

Nghiên cứu Thực nghiệm về Điện tử - Viễn thông ở Đại học Duy Tân  Empty
Tước hiệu

Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: Nghiên cứu Thực nghiệm về Điện tử - Viễn thông ở Đại học Duy Tân


Nghiên cứu Thực nghiệm về Điện tử - Viễn thông ở Đại học Duy Tân

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Forum Thpt Hoàng Hoa Thám :: Hội chợ :: Mua & Bán-
GMT +7. Hôm nay: Fri Apr 26, 2024 8:10 pm

Skin Teen sinhvienIT Ver. 2.0
Powered by vBulletin & Version 3.8.4
Designed by NewTM
Forumotion_Ripped by vlt

Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất