Forum Thpt Hoàng Hoa Thám
Vui lòng đăng ký để có thể tham gia forum 1 cách thoải mái
Mọi chi tiết xin liên hệ Admin .
Yahoo : ncr.production
Forum Thpt Hoàng Hoa Thám
Vui lòng đăng ký để có thể tham gia forum 1 cách thoải mái
Mọi chi tiết xin liên hệ Admin .
Yahoo : ncr.production
Đại học Duy Tân mở thêm Ngành đào tạo thạc sĩ Xây dựng  Ishyn210
Đại học Duy Tân mở thêm Ngành đào tạo thạc sĩ Xây dựng
:: Quên mật khẩu? ::
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Chào mừng các bạn đến với diễn đàn
» Nếu đây là lần đầu tiên bạn tham gia diễn đàn, xin mời bạn xem phần hỏi/đáp để biết cách sử dụng diễn đàn.
» Để có thể tham gia thảo luận, các bạn phải đăng ký làm thành viên. Bấm vào đây để đăng ký.

asdas

Share|

Đại học Duy Tân mở thêm Ngành đào tạo thạc sĩ Xây dựng

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Đại học Duy Tân mở thêm Ngành đào tạo thạc sĩ Xây dựng  EmptyThu Aug 15, 2013 9:07 pm
dangki
Tước hiệuThích thú

dangki
Thích thú

Tổng số bài gửi : 16
Tham gia từ ngày : 15/08/2013

Bài gửiTiêu đề: Đại học Duy Tân mở thêm Ngành đào tạo thạc sĩ Xây dựng

Đại học Duy Tân mở thêm Ngành đào tạo thạc sĩ Xây dựng
03/04/2013 05:00
Đất nước đổi thay từng ngày với những tòa nhà cao chọc trời, những cây cầu có thiết kế độc đáo, những công trình dân sinh an toàn và hiệu quả… Cuộc sống ngày càng hiện đại, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao, đòi hỏi ngành xây dựng phải có những bước đi thần tốc.

Cũng như nhiều ngành kỹ thuật khác, ngành xây dựng đang rất cần nguồn nhân lực có chất lượng cao để góp phần tạo nên những công trình mới và tiện nghi cho xã hội. Qua 19 năm xây dựng và trưởng thành, Đại học (ĐH) Duy Tân đã hoàn chỉnh các điều kiện để đào tạo ra những thế hệ kỹ sư có tâm và tài, phục vụ cho xã hội. Với kinh nghiệm 15 năm đào tạo các kỹ sư Xây dựng bậc đại học, ngày 12.03.2013, ĐH Duy Tân đã chính thức được Bộ Giáo dục - Đào tạo cấp phép đào tạo thạc sĩ ngành Kỹ thuật Xây dựng Công trình Dân dụng & Công nghiệp (theo Quyết định Số 897/QĐ-BGDĐT).

PGS. TS. Lê Đức Toàn, Trưởng khoa Sau Đại học phát Bằng tốt nghiệp cho các Tân Thạc sĩ (2012)
PGS-TS Lê Đức Toàn, Trưởng khoa Sau Đại học phát bằng tốt nghiệp cho các tân thạc sĩ (2012)

ĐH Duy Tân từng bước gặt hái được nhiều thành tích đáng trân trọng và ngày càng được đánh giá cao hơn khi các thế hệ sinh viên khối ngành kỹ thuật của trường liên tục giành được những giải thưởng lớn trong nước và khu vực, trong đó có giải Nhất Loa Thành (Xây dựng & Kiến trúc) duy nhất năm 2010, vị trí thứ 7 trong số 102 đội quốc tế tham gia Cuộc thi Thiết kế Mô hình Nhà chống Động đất tại Đài Loan năm 2012, và nhiều giải Ba trong các kỳ thi Olympic Cơ học, Toán học, Vật lý,…

Bên cạnh đó, với phương châm “đứng trên vai người khổng lồ” để nâng mình lên, ĐH Duy Tân đã liên kết hợp tác với các trường đại học danh tiếng tại Mỹ như ĐH Carnegie Mellon (CMU) - 1 trong 4 đại học hàng đầu về Công nghệ Thông tin ở Mỹ, ĐH Bang Pennsylvania (PSU) - 1 trong 3 đại học hàng đầu thế giới về Quản trị - Du lịch cũng như 1 trong 5 đại học công lớn nhất Mỹ, và ĐH Bang California (CSU Fullerton và Cal Poly) - một trong các đại học hàng đầu về đào tạo ngành Xây dựng và Kiến trúc ở bờ Tây nước Mỹ. Sự thực chương trình tiên tiến ngành Xây dựng và Kiến trúc của ĐH Duy Tân với CSU ở miền Trung là đầu tiên và duy nhất. Đó là những cơ sở vững chắc tạo điều kiện cho Duy Tân bắt đầu triển khai đào tạo thạc sĩ ngành Xây dựng từ tháng 08.2013 tới đây.

Lễ Bảo vệ Luận văn Thạc sĩ ngành Khoa học Máy tính tại DTU
Lễ bảo vệ luận văn thạc sĩ ngành Khoa học Máy tính tại DTU

Thầy Huỳnh Ngọc Hào - Đại học Duy Tân chia sẻ: “Trong 10 năm trở lại đây, các công trình hiện đại, quy mô lớn liên tục được xây dựng trên cả nước. Nhu cầu về lực lượng cán bộ có trình độ cao để quản lý và giải quyết nhiều vấn đề kỹ thuật công trình ngày càng lớn. Cách đây 15 năm, Đại học Duy Tân đã đào tạo kỹ sư Xây dựng, việc đào tạo thạc sĩ Xây dựng để đáp ứng những yêu cầu mới về nguồn lực chuyên môn và quản lý trong xây dựng là cần thiết.

Chương trình đào tạo cao học Xây dựng của Duy Tân ra đời sẽ không chỉ đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ chuyên môn của các kỹ sư Duy Tân mà còn đáp ứng nguyện vọng tiếp cận những tiến bộ mới về khoa học kỹ thuật của các kỹ sư xây dựng được đào tạo ra từ nhiều đại học khác”.

Khung chương trình với nhiều nội dung “nhập ngoại” và đội ngũ giảng viên có năng lực chuyên môn cao sẽ là tiền đề cho việc đào tạo thạc sĩ Xây dựng chất lượng cao tại ĐH Duy Tân so với các trường đại học khác. Đây cũng là đặc trưng cơ bản trong đào tạo Cao học ở Duy Tân mà các năm qua, nhà trường đã rất thành công trong việc đào tạo ra các Thạc sĩ Công nghệ Thông tin, Kế toán và Quản trị Kinh doanh chất lượng cao.

Học viên ngành Thạc sĩ Xây dựng sẽ được học nhiều môn học và chuyên đề bổ ích xuyên suốt khóa học. Các môn học như Động lực học Kết cấu, Kết cấu Thép Tiên tiến, Công nghệ Thi công Hiện đại,… sẽ mang đến cho sinh viên những kiến thức mới, chuyên sâu về thiết kế và thi công các công trình chuyên dụng có yêu cầu kỹ thuật cao, các công trình đặc biệt chống bão lũ, sạt lở, hay động đất. Các chuyên đề tự chọn như “Ứng dụng Cọc địa nhiệt trong Công trình Nhà cao tầng”, “Tuổi thọ Mỏi của Kết cấu thép”,… được tổ chức mỗi kỳ sẽ tạo thêm cơ hội cho học viên trao đổi kiến thức và kinh nghiệm với các chuyên gia trong ngành.

Phần lớn các chuyên đề trong chương trình sẽ do chính các giáo sư từ Mỹ, Pháp, Canada,… đảm nhận. Nhà giáo Ưu tú Lê Công Cơ, Chủ tịch HĐQT, kiêm quyền Hiệu trưởng ĐH Duy Tân cho biết: “Duy Tân đang xúc tiến các thủ tục cần thiết để trong thời gian tới 50% các chuyên đề sẽ do các giáo sư đến từ Mỹ trực tiếp giảng dạy. Xa hơn nữa, chúng tôi sẽ tổ chức thêm các chương trình Cao học bằng đôi với nước ngoài và thu hút các học viên nước ngoài đến học. Với những bước đi thiết thực, Duy Tân sẽ nâng chất lượng đào tạo thạc sĩ ngang tầm khu vực và đưa trường trở thành một trong những địa chỉ đào tạo sau đại học có tiếng ở Việt Nam cũng như trong khu vực.

Thụ hưởng nhiều điều kiện của một trường đại học có bề dày uy tín và chất lượng, hy vọng chương trình Thạc sĩ Xây dựng ở ĐH Duy Tân sẽ góp sức thêm cho những công trình hiện đại, những kiến trúc độc đáo, những tiện nghi xã hội, làm thay đổi diện mạo của đất nước.

THÔNG TIN DỊCH VỤ

Đại học Duy Tân mở thêm Ngành đào tạo thạc sĩ Xây dựng  EmptyMon Jan 29, 2018 5:25 am
metqua111
Tước hiệuV.I.P member H2T

metqua111
V.I.P member H2T

Tổng số bài gửi : 550
Tham gia từ ngày : 23/03/2013

Bài gửiTiêu đề: Re: Đại học Duy Tân mở thêm Ngành đào tạo thạc sĩ Xây dựng

Sinh viên Đà Nẵng "trình làng" 2 sản phẩm sáng tạo

Tại festival Sáng tạo trẻ toàn quốc lần thứ 10 và Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ 11, tuổi trẻ Đà Nẵng có 2 mô hình/sản phẩm được chọn trưng bày và giới thiệu. Đó là sản phẩm máy in đa năng 3 trong 1 (in/scan/photocopy) của Trường Đại học (ĐH) Duy Tân Đà Nẵng và Dự án ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp của Trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng).

Huỳnh Nil Giang và Nguyễn Hữu Chiến bên sản phẩm máy in đa năng 3 trong 1.
Huỳnh Nil Giang và Nguyễn Hữu Chiến bên sản phẩm máy in đa năng 3 trong 1.
Nguyễn Huỳnh Linh, Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Trường ĐH Duy Tân, người dẫn nhóm nghiên cứu sản phẩm tham dự triển lãm cho biết, được mang sản phẩm sáng tạo tham dự triển lãm toàn quốc là cơ hội cho tuổi trẻ Trường ĐH Duy Tân nói riêng và tuổi trẻ Đà Nẵng nói chung có thêm động lực nghiên cứu, khởi nghiệp.

Sản phẩm máy in đa năng 3 trong 1 do Huỳnh Nil Giang và Nguyễn Hữu Chiến (chuyên viên Trung tâm Điện-Điện tử, Trường ĐH Duy Tân) sáng tạo. Đây là thiết bị in, photocopy, scan tự phục vụ và tự thanh toán phí. Máy in đa năng có thể in văn bản từ usb hoặc tải xuống từ thư điện tử, có thể scan văn bản, hình ảnh lưu file và gửi qua thư điện tử hoặc sao chép vào usb rồi tự động tính phí theo tờ giấy in hoặc bản photocopy/scan.

Máy có 3 hình thức thanh toán giúp người sử dụng có thể dễ dàng thực hiện: thanh toán và nhận tiền thối bằng tiền mặt, thanh toán bằng thẻ nhân viên, học viên có mã 3 code (mã vạch) hoặc thanh toán qua thẻ ngân hàng ATM. Ngoài ra, máy in có kết nối với máy chủ cơ sở dữ liệu cho phép thanh toán trực tuyến; theo dõi, thống kê và thu phí các hoạt động in/scan/photocopy thông qua thẻ sinh viên hoặc thẻ cán bộ/giảng viên.

Huỳnh Nil Giang cho biết: “Em rất vinh dự khi được mang sản phẩm của mình đến tham dự triển lãm. Mỗi ngày có hàng trăm người đến hỏi thông tin về sản phẩm, chúng em đã tư vấn tận tình để những người tham quan biết và đặt hàng sản phẩm (nếu có nhu cầu).

Mong muốn của chúng em là ngày càng nhiều sản phẩm được đến tận tay người sử dụng, được gặp đối tác và có cơ hội phát triển thêm các tính năng, ứng dụng. Chúng em đang tính phát triển thêm các máy bán hàng tự động, máy giặt tự sử dụng, tự thanh toán...”.

Một dự án khác của tuổi trẻ Đà Nẵng được quan tâm là dự án về mô hình hỗ trợ chương trình nông thôn mới tại thành phố Đà Nẵng của các đoàn viên, thanh niên khoa Sinh - Môi trường, Trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng). Bí thư Đoàn Trường ĐH Sư phạm Trương Trung Phương cho biết, tham dự festival Sáng tạo trẻ và triển lãm là cơ hội để đoàn viên, thanh niên mang kết quả nghiên cứu khoa học sáng tạo của mình vượt ra khỏi giảng đường ĐH để ứng dụng vào thực tiễn lao động sản xuất.

Đây là những kết quả nghiên cứu đã được chuyển giao cho nông dân tại thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua và bước đầu mang lại thành quả đáng ghi nhận, tạo sinh kế bền vững cho nông dân, góp phần hoàn thành mục tiêu chương trình nông thôn mới của địa phương.

Theo đó, Đoàn Trường ĐH Sư phạm đã mang đến triển lãm 3 dòng sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học tảo; công nghệ sinh học nấm và công nghệ nuôi cấy mô thực vật. Dự án đã sản xuất ra giống cấp 1, giống cấp 2 và cung cấp giống cấp 3 cho nông dân Đà Nẵng, tập trung vào một số nhóm sản phẩm như nấm ăn, nấm dược liệu, giống hoa và cây dược liệu. Ngoài ra, dự án còn nghiên cứu chế biến một số sản phẩm nấm ăn như bánh nấm, nấm sấy tẩm, bột nấm.
http://baodanang.vn/khcn/201712/sinh-vien-da-nang-trinh-lang-2-san-pham-sang-tao-2582950/

Đại học Duy Tân mở thêm Ngành đào tạo thạc sĩ Xây dựng  EmptyMon Jan 29, 2018 5:46 am
metqua111
Tước hiệuV.I.P member H2T

metqua111
V.I.P member H2T

Tổng số bài gửi : 550
Tham gia từ ngày : 23/03/2013

Bài gửiTiêu đề: Re: Đại học Duy Tân mở thêm Ngành đào tạo thạc sĩ Xây dựng

ĐH Duy Tân nỗ lực với đào tạo nghiên cứu di sản, bảo tồn di sản
Đề xuất về việc liên kết mở chuyên ngành đào tạo Kiến trúc sư Bảo tồn và Nghiệp vụ Du lịch Di sản của ĐH Duy Tân đã được nhiều chuyên gia quốc tế hết sức ủng hộ.
Hội thảo Quốc tế về "Thiết lập Hiệp hội Quốc tế về Công tác Bảo tồn & Phát triển Di sản Văn hóa của các nước lưu vực sông Mêkông" do Viện Di sản Thế giới của UNESCO, ĐH Waseda (Nhật Bản) phối hợp với ĐH Silparkon Hoàng gia Thái Lan, Trung tâm Nghiên cứu Nhân chủng học Công chúa Maha Chakri Sirindhorn tổ chức.

Nâng cao chất lượng bảo tồn di sản

Khách mời của Hội thảo là các Bộ trưởng, các Giám đốc Viện Di sản, Giám đốc chương trình đào tạo cùng đại diện các nước có di sản văn hóa trong lưu vực sông Mêkông gồm Myanmar, Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam.

ĐH Duy Tân nỗ lực với đào tạo nghiên cứu di sản, bảo tồn di sản - Ảnh 1.
TS.KTS. Lê Vĩnh An báo cáo tại Hội thảo Quốc tế

16 tham luận báo cáo tại Hội thảo đã nêu ra nhiều vấn đề quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển di sản.



Dưới góc độ chuyên môn, các chuyên gia đã nhận định lại những nét đặc trưng riêng biệt của từng khu di sản và đề xuất chiến lược bảo tồn phù hợp, thiết lập chương trình liên kết quốc tế đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực bảo tồn di sản kiến trúc, gia tăng lợi ích tài chính lâu dài cho các khu di sản và phát triển kinh tế địa phương nơi có di sản văn hoá gắn kết với du lịch.

TS. KTS.Lê Vĩnh An đã báo cáo tham luận "Giới thiệu về những nét đặc trưng của Quần thể Di tích Huế - Di sản Văn hóa Thế giới đầu tiên của Việt Nam và định hướng phát triển du lịch trong tương lai". Báo cáo là kết quả của quá trình thẩm định Quần thể Di tích Huế trên góc độ chuyên môn với các giá trị tình cảm, giá trị văn hóa - lịch sử và khoa học công nghệ.

Trên cơ sở đó, báo cáo đưa ra các giải pháp để bảo tồn đồng thời thúc đẩy phát triển hoạt động du lịch tại Quần thể di tích Huế như kết nối hệ thống di sản vệ tinh; đa dạng hóa các loại hình du lịch như mua sắm, biểu diễn văn hóa nghệ thuật…

Mở chuyên ngành Bảo tồn và Nghiệp vụ Du lịch Di sản tại VN

Việt Nam sở hữu khối lượng di sản văn hóa đồ sộ, trong đó riêng khu vực miền Trung là nơi quy tụ nhiều di sản như: Quần thể Di tích Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Di sản văn hóa Thành nhà Hồ, các di tích kiến trúc Đền Tháp Champa kéo dài từ Thừa Thiên Huế đến Ninh Thuận và các di sản vệ tinh khác như kiến trúc nhà ở truyền thống, đình làng, đền, chùa,...

Di sản miền Trung là chuỗi kết nối các giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật và sinh thái bản địa rất đặc sắc, có giá trị toàn cầu, do đó rất cần nguồn nhân lực lớn có chất lượng chuyên môn cao để bảo tồn và phát huy giá trị của những di sản đó.

TS.KTS. Lê Vĩnh An, Trưởng Khoa Kiến trúc - Mỹ thuật Đại học (ĐH) Duy Tân là đại diện duy nhất của Việt Nam tham dự Hội thảo Quốc tế về "Thiết lập Hiệp hội Quốc tế về Công tác Bảo tồn & Phát triển Di sản Văn hóa của các nước lưu vực sông Mekong" tại Khu Di sản Bangkok và Ayutthaya (Thái Lan).
ĐH Duy Tân nỗ lực với đào tạo nghiên cứu di sản, bảo tồn di sản - Ảnh 3.
TS. KTS. Lê Vĩnh An (áo trắng ngồi giữa) thảo luận đa phương với các chuyên gia quốc tế

Trên cơ sở đó, ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) nằm ở vị trí trung tâm kết nối các di sản miền Trung đồng thời có truyền thống và uy tín trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng về Du lịch, Kiến trúc.

Việc mở rộng đào tạo chuyên ngành Bảo tồn và Nghiệp vụ Du lịch Di sản tại trường sẽ thực sự phù hợp để cung cấp nguồn nhân lực mang tính đặc trưng nhằm tạo ra bước chuyển mới trong công tác bảo tồn di sản cho Khu vực miền Trung nói riêng và cả nước nói chung.

Đề xuất này đã được các chuyên gia quốc tế ủng hộ, trong đó Viện Di sản Thế giới của UNESCO tại ĐH Waseda và Hiệp hội Bảo tồn Di sản các quốc gia lưu vực sông Mekong hứa hẹn sẽ hỗ trợ việc liên kết với các trường đại học của Nhật Bản và các quốc gia khác, tạo điều kiện cho công tác đào tạo tại Việt Nam.

TS. Paritta Chalermpow Koanantakool - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nhân chủng học Công chúa Maha Chakri Sirindhorn, Thái Lan đồng tình: " Các kiến trúc sư về bảo tồn ngoài việc tiếp thu kiến thức, cần phải có thời gian thực hành, thực địa để tìm hiểu về di sản. Bởi vậy, xây dựng một chương trình đào tạo bài bản ở một đại học uy tín sẽ góp phần tạo ra nguồn nhân lực chất lượng phục vụ cho công tác bảo tồn di sản sau này."

Cùng quan điểm, GS.Zar Chi Min - Khoa Kiến trúc & Hợp tác Quốc tế, ĐH Công nghệ Mandalay, Myanmar chia sẻ: "Việc đào tạo đội ngũ kiến trúc sư bảo tồn di sản chuyên nghiệp là rất cấp bách.

Liên kết đào tạo trên địa bàn thực tế của các khu di sản sẽ là cơ hội tốt cho sinh viên và nghiên cứu sinh đam mê tìm hiểu lịch sử, nghiên cứu bảo tồn kiến trúc di sản được tiếp cận nội dung đào tạo tiên tiến mang tầm quốc tế với sự hợp sức của các chuyên gia đầu ngành quốc tế về lĩnh vực này.

Tôi rất tán đồng với quan điểm và đề xuất của TS. KTS. Lê Vĩnh An về việc đào tạo nguồn nhân lực Bảo tồn Di sản tại các quốc gia trong đó có Myanmar, Việt Nam. Chúng tôi sẽ có kế hoạch cụ thể để xúc tiến chương trình liên kết đào tạo này."

Theo TS. KTS. Lê Vĩnh An, chương trình đào tạo sẽ không quá tập trung vào khía cạnh học thuật hàn lâm mà chú trọng trang bị cho các học viên năng lực tư duy nghiên cứu di sản, hoạt động bảo tồn trùng tu di sản kiến trúc trên thực địa và khả năng quảng bá di sản thông qua các hoạt động du lịch.

Theo kế hoạch, địa bàn đào tạo sẽ mở rộng ra các khu di sản khác như Nara (Nhật Bản), Bagan (Myanmar), Bangkok/Ayutthaya (Thái Lan), Watphu/Luangprabang (Lào) và Angkor Wat/Angkor Thom (Campuchia). Đây sẽ là cơ hội tốt cho sinh viên và nghiên cứu sinh đam mê tìm hiểu lịch sử, nghiên cứu bảo tồn kiến trúc di sản được tiếp cận chương trình đào tạo tiên tiến có sự hợp sức của các chuyên gia đầu ngành trong nước và quốc tế về lĩnh vực này.
https://tuoitre.vn/dh-duy-tan-no-luc-voi-dao-tao-nghien-cuu-di-san-bao-ton-di-san-20180124135651554.htm

Đại học Duy Tân mở thêm Ngành đào tạo thạc sĩ Xây dựng  EmptyWed Feb 21, 2018 10:31 pm
metqua111
Tước hiệuV.I.P member H2T

metqua111
V.I.P member H2T

Tổng số bài gửi : 550
Tham gia từ ngày : 23/03/2013

Bài gửiTiêu đề: Re: Đại học Duy Tân mở thêm Ngành đào tạo thạc sĩ Xây dựng

Khát vọng Duy Tân
Những ngày đầu năm 2018, nhìn từ cổng Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng, sẽ thấy một tấm biển rất to, đầy tự hào treo phía đối diện: “Chúc mừng trường Đại học Duy Tân đoạt giải nhất Nhân tài đất Việt”. Đó là cổng trường Duy Tân, trường đại học “từ 0 điểm về nghiên cứu khoa học” ngày trước tới khát vọng “top 300 đại học quốc tế”.


Sinh viên trường Đại học Duy Tân giành giải nhất cuộc thi Nhân tài đất Việt 2017. Nguồn: ĐH Duy Tân.

Cái khó ló cái khôn

Một ngày cuối năm 2017, khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao giải nhất cuộc thi Nhân tài đất Việt cho các chàng trai Đà Nẵng tại cung hữu nghị Việt Xô, nhiều người đã trầm trồ: Đúng là dân miền Trung học giỏi quá, và làm cái sản phẩm công phu quá. Đó là giải thưởng công nghệ thông tin duy nhất được trao cho sản phẩm sử dụng công nghệ mô phỏng 3D thực tại ảo để mô phỏng cơ thể người, với đầy đủ các hệ cơ quan như: hệ xương, hệ cơ, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ hô hấp, tiêu hóa, hệ bài tiết và sinh dục, các tuyến và hạch, bao gồm đầy đủ các chi tiết giải phẫu gần giống với cơ thể người thật nhất để phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu trong khối ngành khoa học sức khỏe.

Thạc sỹ Lê Văn Chung, Giám đốc Trung tâm Mô phỏng và Mô hình hóa (Center of Visualization & Simulation - CVS) – phụ trách nhóm nghiên cứu của sản phẩm “Ứng dụng công nghệ mô phỏng thực tại ảo 3D xây dựng cơ thể người phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu trong khối ngành khoa học sức khỏe” chia sẻ rất gọn về lý do thành công của dự án này: “Cái khó ló cái khôn thôi!”. Để có được kết quả như ngày nay ĐH Duy Tân đã mất hơn 4 năm đầu tư cho việc phát triển dự án này. Xuất phát từ phản ánh của dư luận về việc các trường ĐH, Cao đẳng đua nhau mở ngành Y, Dược, Điều dưỡng trong khi cơ sở vật chất của đơn vị đó không đáp ứng được nhu cầu giảng dạy và học tập. Một trong những yêu cầu cần thiết là xác người để học môn giải phẫu. Đây là môn học quan trọng nhất và xuyên suốt trong quá trình học. Các trường thường chữa cháy bằng cách cho sinh viên học trên tranh ảnh, các phần mềm không có bản quyền hoặc mô hình nhựa plastic dẫn đến quá tải phòng thực hành và thiếu trực quan. Các xác người được ngâm trong bể formol khô đét và co quắp, các chi tiết bị biến dạng do mổ thực hành quá nhiều. Rất khó quan sát. Bên cạnh đó qui trình bảo quản lại cực kỳ phức tạp.

“Sứ mệnh của trường Đại học Duy Tân: Đào tạo ra những sinh viên và học viên có lòng yêu nước, có phẩm chất nhân văn mang đậm bản sắc Việt Nam, có ý thức sinh hoạt cộng đồng, có sức khỏe, có năng lực và kỹ năng toàn diện, tự tin, năng động, sáng tạo và trở thành công dân khởi nghiệp mang tính toàn cầu”. (NGUT Lê Công Cơ, Hiệu trưởng ĐH Duy Tân)


Với những việc “mắt thấy tai nghe” như thế họ nảy sinh ý tưởng: tại sao chúng ta không mô phỏng thực tại ảo cơ thể người để có thể giúp cho sinh viên, học sinh nghiên cứu? Thậm chí có thể mô phỏng các hệ cơ quan trong cơ thể cử động như thật... Ý tưởng ban đầu làm hệ xương và hệ cơ nay đã phát triển toàn bộ các hệ cơ quan trong cơ thể đồng thời giả lập các hệ cử động của các cơ quan.

Trường ĐH Duy Tân đã đầu tư rất lớn và bài bản cho Trung tâm CVS để phát triển dự án này. Từ máy móc cấu hình “khủng” nhập từ nước ngoài cho đến các thiết bị hiện đại như kính Oculus Riff, HTV Vive, kính Hololens... Bên cạnh việc đầu tư về cơ sở vật chất nhà trường còn phải đầu tư về chuyên môn. Vốn dĩ CVS là trung tâm làm các dự án phần mềm mô phỏng, không có chuyên môn về y học, do vậy phải gửi các thành viên trong dự án này đi học các khóa về giải phẫu. Đồng thời kết hợp với các giáo sư đầu ngành về giải phẫu ở các trường ĐH Y khoa lớn như ĐH Y khoa Huế, ĐH Y Dược Hà Nội để thẩm định tính chính xác về mặt hình ảnh dữ liệu và mô phỏng. Chi phí khá lớn, vì hầu như tháng nào nhóm phát triển cũng phải đi Huế hoặc Hà Nội để làm việc với các giáo sư để thẩm định.

“Hơn 4 năm có quá nhiều khó khăn và đầu tư tốn kém nhưng ĐH Duy Tân vẫn quyết đầu tư với mong muốn tạo ra được sản phẩm phần mềm Giải phẫu của người Việt nhằm hỗ trợ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu cho khối ngành sức khỏe từ đó phát triển và mở rộng sang việc mô phỏng các bệnh lý giúp hỗ trợ cho người bệnh, bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng viên tốt hơn” – ông Chung cho biết.

Giải mã “gene khoa học cần cù”

Trao đổi với Tia Sáng, Tiến sĩ Lê Nguyên Bảo, phó hiệu trưởng trường ĐH Duy Tân bảo: “Triết lý nghiên cứu của Duy Tân có 2 vế: Nghiên cứu để tăng sự hiện diện khoa học của Duy Tân trong cộng đồng giáo dục đại học trong khu vực và trên thế giới, và nghiên cứu để áp dụng thực tế cho nhà trường và xã hội. Hiện tại, những bước đi của Duy Tân tự nhiên đang định vị trường là một trường đại học nghiên cứu ở Việt Nam. Nhưng so trên bình diện thế giới thì khối lượng nghiên cứu như vậy có thể chưa đạt đến chuẩn là đại học nghiên cứu đúng nghĩa. Có lẽ thời gian sẽ trả lời”.

Cách trả lời của ông Bảo, có phần khiêm tốn so với những gì mà họ đã “chiến đấu” trong suốt thời gian qua. Gọi là “chiến đấu”, vì với một trường tư thục, việc thu hút nhân tài không phải là việc đơn giản, nên Duy Tân đã tranh thủ từng cơ hội nhỏ nhất. Hiếm có cơ hội nào để tìm kiếm tài năng khoa học mà đội ngũ này bỏ qua. “Nhóm học viên đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Đà Nẵng – hay gọi là đề án 922, có vài tiến sĩ về nước, thì đều được trường Duy Tân mời đến trò chuyện để chia sẻ các định hướng dài hạn về khoa học của họ. Đãi ngộ rất tốt, đặc biệt là việc đầu tư để có thể có những bài báo khoa học công bố quốc tế. Cơ chế săn người này quả thật là lợi hại” – một tiến sĩ công nghệ thông tin từ Anh về chia sẻ.

Chuyện tương tự cũng xảy ra với những nhân sự Việt kiều hoặc cộng đồng Du mục kỹ thuật số (digital nomads – những chuyên gia công nghệ thích di chuyển khắp nơi trên thế giới để làm việc và tìm nguồn cảm hứng), ở đâu hình như cũng có “tai mắt” của trường Duy Tân. Anh Bảo, một cựu giảng viên của Đại học UC Berkeley của Mỹ vừa về thăm quê được hơn tuần thì đã nhận được điện thoại của Duy Tân. Anh Madds, một giảng viên thỉnh giảng của trường Đại học Boston, vừa tham gia diễn đàn công nghệ trực tuyến ở Đà Nẵng cũng lập tức được chiêu dụ bởi Duy Tân… “Ít có chương trình nào mà thiếu bóng dáng các nhân sự của trường Duy Tân. Họ cần cù làm việc, đứng giữa trời miền Trung đầy nắng để tiếp khách, trao đổi về công nghệ với tất cả sự cầu thị, và luôn rủ rê về trường họ để trò chuyện với sinh viên” – Peter Vũ, một chuyên gia về trí tuệ nhân tạo thốt lên.

Để lý giải cho sự cần cù và ham học này, có lẽ không chỉ nói một câu “dân miền Trung” được, mà đó là một thứ nền tảng được xây dựng từ 23 năm trước. Ông Lê Công Cơ, Hiệu trưởng ĐH Duy Tân, nói đầy tự hào trong ngày khai giảng vừa rồi: “Năm 1992, có 3 người đứng ra thành lập một Ban vận động để hình thành Đại học Tư thục miền Trung, sau đổi tên trường thành Đại học Duy Tân. Duy Tân là đổi mới, khát vọng Duy Tân là khát vọng đổi mới, đổi mới để hội nhập, để phát triển, để bền vững, để đưa đất nước chúng ta tiến lên. Về nghiên cứu khoa học, chúng ta đi từ con số 0. Năm 2009, khi kiểm định lần 1, trường Duy Tân 0 điểm về nghiên cứu khoa học, nhưng từ 2010 đến nay, chúng ta đã phát triển nghiên cứu khoa học trở thành điểm sáng của trường. Chúng ta có 25 công trình Nafosted, trên 650 bài báo ISI công bố quốc tế…”.

Ông nói thêm: “Khi nghe Duy Tân khát vọng vào Top 300, có nhiều người gọi điện nói có phải Duy Tân “điếc không sợ súng không”. Xin thưa đó là “khát vọng”, chúng ta có quyền khát vọng, nó có thể trở thành hiện thực trong tương lai gần, hay xa. Ngày xưa khi còn nô lệ, thời đánh Pháp, đánh Mỹ, chúng ta có nghĩ đến ngày độc lập, tự do như hôm nay đâu. Chúng ta khát vọng độc lập, thống nhất, và giờ Duy Tân khát vọng Top 300 châu Á. Dĩ nhiên lộ trình đi còn vô vàn khó khăn và không đơn giản, các tổ chức kiểm định thế giới đều có những tiêu chuẩn và tiêu chí cụ thể, đánh giá công minh, không thiên vị khoa học”.

Ông Lê Nguyên Bảo, thế hệ kế thừa của Duy Tân, thì nhìn vấn đề một cách khiêm tốn như lối sống của mình: “Mình đam mê làm ra sản phẩm ứng dụng thật để giải quyết một vấn đề nào đó. Ở một nghĩa nào đó nó là nghiên cứu khoa học khi tạo ra thành tố mới hoàn toàn cho sản phẩm, nhưng không phải bao giờ nó cũng là nghiên cứu khoa học vì đôi khi để làm ra sản phẩm chỉ cần lắp ghép thành quả của những nghiên cứu đã có. Dĩ nhiên lắp ghép như thế nào để có sản phẩm cũng sẽ tốn nhiều công sức suy nghĩ”.

Xin kết lại bằng câu nói cuối của ông Cơ trên bục khai giảng: “Người lính già như tôi từ chiến tường trở về, miền Trung nghèo, muốn thoát nghèo không có con đường nào khác là phải học, bởi tài nguyên thiên nhiên có thể cạn kiệt, nhưng trí tuệ không bao giờ cạn kiệt, nếu chúng ta biết tích hợp và tác động lẫn nhau, trí tuệ sẽ phát triển thay cho tài nguyên. Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 đã được thúc đẩy và thế giới đang rầm rập bước vào, trường Đại học Duy Tân cũng phải bước vào việc đó. Mong rằng, mỗi chúng ta khi còn sống hãy trồng một cái cây, để khi chết để lại cho đời một bóng mát. Cây đó là “cây đời”, bóng mát có thể nhỏ hoặc to tùy từng người”.

Và họ vẫn chọn cái cây khoa học để tỏa bóng mát cho đời.

http://tiasang.com.vn/-giao-duc/Khat-vong-Duy-Tan-11165

Đại học Duy Tân mở thêm Ngành đào tạo thạc sĩ Xây dựng  Empty
Tước hiệu

Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: Đại học Duy Tân mở thêm Ngành đào tạo thạc sĩ Xây dựng


Đại học Duy Tân mở thêm Ngành đào tạo thạc sĩ Xây dựng

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Forum Thpt Hoàng Hoa Thám :: Hội chợ :: Mua & Bán-
GMT +7. Hôm nay: Fri Apr 26, 2024 10:37 pm

Skin Teen sinhvienIT Ver. 2.0
Powered by vBulletin & Version 3.8.4
Designed by NewTM
Forumotion_Ripped by vlt

Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất